Có bao nhiêu hình thức tạ mộ trong phong thủy người việt – Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng đẹp như thế nào? Trong quan niệm của người Việt, tạ mộ là thể hiện lòng hiếu, là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân, luôn nhớ tới nguồn cội, họ cho rằng phần âm có được yên ổn thì người dương mới có thể an cư lạc nghiệp..
LỄ CÚNG TẠ MỘ LÀ GÌ ?
CÓ BAO NHIÊU HÌNH THỨC TẠ MỘ?
Phong tục của người Việt có nhiều lễ cúng tạ mộ bao gồm:
1. Lễ tạ mộ cuối năm
2. Lễ tạ mộ đầu năm (lễ tạ mộ thanh minh)
3. Lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong
4. Lễ tạ mộ kết phát: lễ cúng tạ mộ phát theo phong thủy tâm linh dành cho những ngôi mộ có các đặc trưng.
5. Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn): mộ có một lớp keo kiên cố như xi măng bảo vệ hài cốt.
6. Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ): Thi hài của người mất được bảo vệ bởi lớp nước giống như thứ nước ướp xác.
7. Lễ tạ mộ tam đại: lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ
8. Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ
9. Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7
10. Lễ tạ mộ của dòng họ, tộc
CÁC BƯỚC CẦN CÓ KHI LÀM LỄ TẠ MỘ
1. Chọn ngày tốt để làm lễ tạ mộ
2. Sắm lễ tạ mộ phù hợp
3. Văn khấn tạ mộ (tùy từng hình thức tạ mộ sẽ có văn khấn phù hợp).
QUAN TÂM TỚI TẤT CẢ MỘ PHẦN DÒNG HỌ
Đi lễ tạ mộ hãy lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ. Ngoài các cụ gần đời mình (như cha mẹ, ông bà tới tam đại, tứ đại), cần quan tâm tới “các cụ cao hơn” (gọi là cao tằng tổ tỉ), bởi không có các cụ lớn thì sao có các cụ gần để phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc? Cũng không nên chỉ thắp hương mỗi nhà mình, mà với “xóm giềng” cạnh các cụ cũng nên “thăm hỏi”. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng thắp cho “họ” nén hương.
Theo tâm linh thì “phương tiện” để con cháu tưởng nhớ, kết nối với gia tiên là bàn thờ và mộ phần. Bàn thờ và mộ phần tổ tiên được chăm sóc tốt và đúng cách con cháu sẽ được phù hộ, phần âm có nhẹ nhàng siêu thoát thì con cháu cũng được an tâm.
NHỮNG LƯU Ý VỀ LỄ TẠ MỘ
2. Dịp này cha mẹ hay cho trẻ đi theo tạ mộ, trước là để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên.
3.Tránh đi tạ mộ quá sớm bởi lúc đó sương đêm chưa tan.
4. Cũng không nên đi quá muộn bởi chiều tối và đêm âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.
5. Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên đi tạ mộ.
6. Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.
7. Không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).
8. Không nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.
9. Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…