Chân tảng đá

Chân tảng đá hiện nay được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc tâm linh. Bởi chất liệu đá không chỉ bền bỉ với thời gian mà còn làm tăng thêm sự bề thế và trang nghiêm. Để tìm được mẫu chân Cột đá phù hợp, hãy tìm hiểu thêm trong bài viết sau của Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng

 

Chân tảng đá, chân cột đá là gì?

Chân tảng đá hay chân cột đá là từ chỉ các tảng đá đặt dưới cột đá, cột gỗ trong đình chùa miếu tự, hay nhà thờ họ, hoặc một số biệt thự. Chân cột đá có nhiệm vụ nâng đỡ cột trụ, giúp chúng vững chắc, đồng thời nó cũng giúp tăng cao tính thẩm mỹ, sang trọng của công trình.

Công dụng của chân tảng đá?

Như đã đề cập ở phần trên chân tảng đá được dùng để kê chân cho các cột trụ quan trọng của các công trình kiến trúc lớn, trang nghiêm. Chân tảng đá thường có bán kính lớn hơn cột trụ. Thiết kế này giúp các trụ cột đứng vững, và nâng đỡ cả công trình.

Nhiều chân cột đá được chạm khắc mô phỏng theo đài sen, hoặc trang trí bằng họa tiết hoa lá,… Điều này góp phần tăng thêm tính mỹ quan cho đền chùa, nhà thờ họ, từ đường,…

Các loại chân cột đá

1. Phân loại chân cột đá theo dáng cột

Chân tảng đá tròn

Chân cột đá tròn được cấu tạo bởi nhiều tầng đá tròn đồng tâm, và xếp chồng lên nhau. Phần dưới của chân đá thường là khối vuông, hoặc tròn. Tuy nhiên bề mặt của chân tảng đá bắt buộc phải là hình tròn, có cùng kích thước với cột trụ. Điều này giúp cấu trúc của cây cột vững chắc hơn.

Họa tiết trang trí của đá kê cột thường hô ứng, hoặc trùng với lối trang trí của cột đá. Các hoa văn này sẽ được thiết kế đối xứng theo hình tròn, người ta thường dùng hình ảnh hoa sen, lá cách điệu,…

Chân tảng đá vuông

Đúng như tên gọi, chân cột đá vuông là khối đá hình vuông, được dành riêng cho các kiến trúc cột trụ hình vuông đặc biệt. Chân tảng đá vuông được chạm khắc trang trí bằng họa văn có kích thước lớn để tương thích với diện tích lớn của nó.

Phân loại chân cột đá theo độ cao

Chân tảng bồng

Chân tảng bồng sở hữu chiều cao từ 35 -45cm, có loại có chiều cao hơn 50cm. Tuy nhiên, chiều cao này cũng được quyết định theo yêu cầu riêng của từng đối tượng khách hàng cụ thể.

Với chân tảng bồng loại cao được dùng để kê cột trong hoạt động tôn tạo nhà sàn hoặc nhà gỗ. Nhờ kê cột gỗ lên cao mà chúng ta có thể hạn chế tình trạng ẩm ướt hay mối mọt, đồng thời còn tăng thêm sự thoáng đãng cho nhà gỗ, nhà sàn.

Chân tảng đá ở đây là được làm từ chất liệu đá tự nhiên, trải qua quá trình gia công và chế tác để tạo ra nhiều hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, hình dáng chính vẫn là hình tròn và hình vuông. Đồng thời dựa vào hình dạng cột gỗ nhà của khách để thiết kế hình dáng chân tảng đá sao cho phù hợp nhất.
Chân tảng bệt

Đây là chân đá kê cột được dùng để kê cột gỗ trong đình, chùa, miếu hay nhà thờ họ….Về hình dạng cũng có hai loại phổ biến là hình vuông và hình tròn. Tùy thuộc vào cột gỗ có hình gì để thiết kế chân tảng đá cho thật phù hợp.

Chất liệu làm chân tảng đá kê cột

Chất liệu chính dùng để chế tác chân cột đá tại Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng là đá xanh đen. Tuy nhiên, đây không phải là loại đá duy nhất. Ngoài đá xanh đen, chúng tôi còn dùng đá xanh rêu được khai thác ở Thanh Hóa, đá vàng, đá trắng khai thác ở Nghệ An, đá granite…

Lưu ý khi lựa chọn chân tảng đá

Để tránh xảy ra các sự cố không mong muốn trong tương lai, bạn cần lưu ý những điểm sau khi mua chân tảng đá:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng chất liệu là đá kê cột, xem nó được làm từ loại đá nào, có màu sắc ra sao? Các loại đá thiên nhiên cao cấp có màu ngả xanh, chất đá mịn, không gồ ghề, không xốp mục.
  • Nên kiểm tra xem chân đá có bị rạn nứt hay không. Nếu có dấu vết rạn nứt thì không nên cố gắng hàn gắn lại để sử dụng tiếp mà nên bỏ ngay. Bởi sau một thời gian sử dụng, tác động của môi trường và nhiệt độ sẽ khiến vết nứt phình to, gây nguy hiểm cho công trình.
  • Kiểm tra phần đất nền nơi đặt chân tảng đá xem có bằng phẳng không? Mặt dưới của đá kế cũng phải thật bằng phẳng, không được phép chênh vẹo khi đặt trên mặt đất. Mặt đá lồi lõm sẽ dễ bị nứt, vỡ khi đặt cột trụ đá lên trên.